Bảng tiến độ thi công nhà dân dụng là một trong những loại văn bản quan trọng, cần thiết để giúp quá bên thầu và nhận thầu có thể dễ dàng theo dõi công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại giấy tờ này. Cùng theo chân Minh Phương Tiến trong bài viết dưới đây để có được thông tin hữu ích về bảng tiến độ thi công công trình nhé.
Danh Mục
Vai trò của bảng tiến độ thi công nhà dân dụng
Về vai trò của bảng tiến độ thi công nhà dân dụng thì đây là loại văn bản có vai trò quan trọng đối với chủ thầu và nhà thầu. Cụ thể:
Đối với nhà thầu: bảng tiến độ thi công nhà dân dụng là yếu tố thể hiện năng lực và uy tín của nhà thầu. Giúp nhà thầu có thể dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện, và dễ dàng đưa ra biện pháp cải thiện quá trình thi công nếu chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan.
Đối với bên đầu tư: Đây được xem là loại văn bản pháp lý giữa nhà thầu dùng để cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng được ký kết ban đầu. Bởi bảng tiến độ thi công sẽ là thước đo để bên đầu tư đánh giá thực lực, tốc độ của bên thi công.
Những lý do cần đến bảng tiến độ thi công nhà dân dụng
Có nhiều lý do để bảng tiến độ thi công nhà dân dụng được thành lập. Không chỉ đối với bên chủ đầu tư, mà còn ảnh hưởng đến phía nhà thầu. Với mục đích chính là rà soát quá trình thi công của công trình và theo dõi từng hạng mục thực hiện.
Đồng thời, giúp cả cả 2 bên có thể dễ dàng theo dõi công trình có hoàn thành đúng tiến độ hay không? Có phát sinh điều gì không? Từ đó đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nhất. Tránh những sai sót về quá trình, cũng như chất lượng công trình.
Cơ sở và các bước để thành lập bảng tiến độ thi công nhà dân dụng
Về cơ sở để thành lập bảng tiến độ thi công nhà dân dụng bạn cần dựa vào các yếu tố sau:
- Bộ hồ sơ thiết kế công trình thi công nhà phố
- Thông tin định mức nhân công, loại vật tư và các trang thiết bị
- Khối lượng cụ thể của từng công việc
- Tính chất của từng loại vật tư và máy móc chuyên dụng
- Đánh giá năng lực của đơn vị thầu thi công
- Biện pháp thi công và công nghệ áp dụng
- Diện tích mặt bằng dùng thi công
- Hệ thống điện, nước
- Tình hình địa chất, điều kiện giao thông tại khu vực thi công
Dưới đây là hướng dẫn lập bảng tiến độ thi công công trình cụ thể mà bạn cần nắm rõ.
Bước 1: Cần xác định công việc thực hiện trong quá trình thi công. Cụ thể về cách làm, mốc thời gian được chia rõ. Cùng với đó là mục lưu ý để giám sát kịp thời quá trình thực hiện.
Bước 2: Liệt kê các công việc cần phải thực hiện: Giúp cho người đọc khi nhìn vào bảng tiến độ thi công công trình sẽ nắm được thời gian thực hiện và kết thúc của các hạng mục. Công việc sẽ từ đó mà trở nên đúng tiến độ hơn.
Bước 3: Tiến hành tính toán các khoản chi phí cần thiết cho công việc.
Bước 4: Tính toán khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành các công việc cho 1 công trình thi công nhà phố.
Bước 5: Xây dựng một bảng tiến độ công việc hoàn chỉnh: Đây là bước khá tốn thời gian, và cần những người có kinh nghiệm thực hiện.
Bước 6: Tiến hành công việc theo bảng tiến độ, theo dõi và đưa ra phương pháp xử lý khi phát sinh tình huống khác.
>>> Xem chi tiết: Báo giá hoàn thiện nhà xây thô
Những nguyên nhân khiến tiến độ thi công bị chậm
Mặc dù có bảng tiến độ thi công nhà phố, nhưng rất nhiều nguyên nhân khác có thể khiến cho tiến độ thi công bị trì trệ. Dưới đây là một số nguyên nhân mà bạn cần lưu ý để tránh khỏi.
- Lựa chọn nhà thầu không chuyên nghiệp, không cung cấp bảng tiến độ thi công. khiến cho việc căn chỉnh thời gian không chính xác.
- Quá trình quản lý và giám sát công trình không sát sao, nhà thầu bị chậm trễ và không có hướng giải quyết phù hợp.
- Vật tư xây dựng không cung cấp kịp thời, thiếu nhân công đột xuất.
- Có xích mích với hàng xóm.
Bảng tiến độ thi công nhà dân dụng giúp quá trình thi công được dễ dàng và đảm bảo thời gian hoàn thành chuẩn xác hơn. Qua bài viết cung cấp những thông tin này, mong rằng bạn đọc sẽ hiểu rõ về tầm quan trọng của loại văn bản này. Nếu cần tìm đơn vị thi công xây dựng cung cấp bảng tiến độ xây dựng chuẩn xác. Bạn có thể liên hệ ngay với Xây Dựng Minh Phương Tiến để được tư vấn nhanh chóng.