Thi công những công trình nhà ở, biệt thự, xưởng,… đều phải có quy trình nhất định nhằm hạn chế việc tốn thời gian và công sức của các bên tham gia thi công. Hướng dẫn quy trình triển khai dự án xây dựng sau đây sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về các giai đoạn cũng như yêu cầu của từng giai đoạn để hoàn thành một công trình xây dựng.
Quy trình triển khai dự án xây dựng bạn nên biết
Bước 1: Chuẩn bị thi công xây dựng công trình
1.1.Chuẩn bị và ký hợp đồng với nhà thầu xây dựng
Việc chuẩn bị triển trai thi công công trình xây dựng bao gồm lựa chọn địa điểm, vị trí thi công, huy động các nguồn vốn cần có cũng như tìm một nhà thầu uy tín để bàn bạc và ký hợp đồng xây dựng.
Hợp đồng này sẽ đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi của cả hai bên, nêu rõ được vấn đề chi phí thi công (theo diện tích hay theo dự toán khối lượng xây dựng). Giữa nhà thầu và chủ đầu tư phải thỏa thuận được diện tích cũng như mức giá của công trình, các chi phí nằm ngoài, cách thức thanh toán cũng như những vấn đề liên quan khác đến chi phí.
Bên cạnh đó, hợp đồng cũng sẽ quy định rõ công việc cụ thể và trách nhiệm của các bên tham gia thi công như: Nhà thầu, chủ đầu tư, bên thứ ba,… để đảm bảo tiến độ công trình cũng như chế độ bảo hành sau này. Do đó, trong quy trình triển khai xây dựng, bước này nếu càng nghiên cứu chi tiết sẽ hạn chế được các vấn đề phát sinh và rủi ro nên lưu ý cả nhà thầu lẫn chủ đầu tư và kiến trúc sư, luật sư cần bàn bạc và tham vấn kỹ lưỡng.
1.2 Xin cấp phép xây dựng mẫu quy trình thi công xây dựng
Đây là một trong mẫu quy trình thi công xây dựng cơ bản và cần thiết. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn xin cấp phép từ chủ đầu tư, thẩm định và cấp phép. Đối với các dự án lớn và có tính chất quan trọng, chủ đầu tư thường phải làm việc qua nhiều cấp, có thể thông qua chính phủ phê duyệt. Đối với các dự án nhỏ hay công trình xây dựng dân dụng, chủ đầu tư sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin cấp phép ngay tại quận, huyện nơi muốn xây dựng và chờ 15 ngày để được xem xét cấp phép.
Việc xin cấp phép trước khi khởi công cực kỳ quan trọng, hạn chế tình trạng thi công trái phép và bị ngừng xây dựng khi đang dở dang. Đây là một trong những thủ tục mà chủ đầu tư cần phải lưu ý trước khi cho xây dựng một công trình nào đó.
Bước 2: Tổ chức thi công xây dựng
Để có thể thi công 1 công trình, việc nắm rõ quy trình tổ chức thi công xây dựng là hoàn toàn cần thiết. Thường ở các dự án lớn, người ta sẽ lập ra các ban quản lý và triển khai các hoạt động thi công xây dựng dựa trên sự phân công nhiệm vụ của Ban này.
Bước 3: Thực hiện thi công xây dựng công trình
Nhà thầu căn cứ vào bản thiết kế và nhu cầu của chủ đầu tư để tiến hành công tác khởi công và xây dựng công trình. Bao gồm: Xử lý nền, móng, đóng cọc, thi công bê tông cốt thép phần móng công trình, thi công phần thân và mái, thi công hoàn thiện và kiểm tra lại, vệ sinh và bàn giao.
Bước 4: Bàn giao và đưa công trình vào sử dụng
Ở bước này, giữa nhà thầu và chủ đầu tư phải thực hiện các bước nghiệm thu cũng như bàn giao công trình. Sau đó là giai đoạn thanh toán vốn đầu tư và ký biên bản bàn giao, hoàn thành. Sau khi làm xong những thủ tục này, nhà thầu có thể đưa công trình vào giai đoạn sử dụng ban đầu. Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kỳ vấn đề trục trặc nào phát sinh, nhà thầu sẽ có trách nhiệm bảo hành và sửa chữa công trình theo yêu cầu.
Tất cả các bước triển khai thi công công trình trên đây đều quan trọng và có vai trò quyết định trong việc hoàn thiện công trình của bạn. Vì vậy, đừng bỏ qua bước nào, đặc biệt là xin cấp phép. Nếu các bạn chưa có kinh nghiệm, có thể liên hệ công ty xây dựng Minh Phương Tiến qua số điện thoại XXX để được tư vấn rõ hơn về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản.
- Xem thêm: Đơn giá xây dựng phần thô